BeU 22: Cột mốc 105 – passing CPA exams

Cột mốc 105 là gì?

Từ bài viết của tháng 3 khi mình áp dụng một phương pháp thiết kế cuộc sống trong mơ của Chi Nguyễn, mình đã giữ nhật ký theo ngày. Và ngày 105 là ngày mình biết kết quả thi môn cuối cùng, môn thứ 4, FAR, của chứng chỉ CPA – Ở Việt Nam gọi là chứng chỉ hành nghề kiểm toán.

Có lẽ đối với những người khác, bài thi này cũng bình thường thôi vì tỉ lệ đậu trung bình là 50%. Tuy nhiên, đối với mình đây là một trong những hành trình rất khó khăn từ trước đến giờ. Mình thấy nó còn khó hơn cả việc đạt GPA 4.0 ở bậc Thạc Sĩ mà mình đã tốt nghiệp năm 2018. Kỳ thi CPA lần này thực sự là một hành trình khó mà mình đã vượt qua sau 2 năm 2 tháng với 14 tổng cộng lần thi trong 56 giờ. Cuối cùng mình đã làm được. I MADE IT finally.

Đây là một cột mốc mình muốn viết lại cho bản thân trong hành trình khám phá bản thân, tiến bộ mỗi ngày.

Hành trình 2 năm 2 tháng thi CPA

Hành trình bắt đầu vào tháng 12 năm 2020. Mình đã chuẩn bị tâm lý rất kỹ vì công việc chính thức lúc đó có nhiều áp lực hậu Covid. Mình lại rời bàn học hơn 2 năm rồi. Sau khi tham khảo rất nhiều người từng thi kỳ thi này. Người nhanh nhất mất 2-3 tháng, còn lâu nhất thì đến 6 năm. Mình đặt mục tiêu cho bản thân: 15 tháng vì biết sức mình có hạn.

Sau 12 tháng đầu thi trầy trật tổng cộng 6 lần cho 3 phần thi FAR, AUD, REG, mình chưa đậu bài nào. Đau khổ nhất là điểm của mình trên trung bình, nhưng lần nào thi cũng vẫn ở mức đó. Không thêm được điểm nào. Tinh thần mình thực sự tụt dốc vì mục tiêu 15 tháng mình đề ra lúc đầu. Mà bây giờ còn 3 tháng nữa, làm sao mình có thể làm được!!! Lúc đó có một bạn học chung với mình cũng chưa đậu bài nào, và bạn ấy quyết định dừng lại để tập trung công việc. Còn lại 1 mình với thất vọng, bất lực, và hoài nghi bản thân ghê gớm.

Mình đã phải làm việc tư tưởng với bản thân biết bao nhiêu lần trong suốt hành trình này. Chấp nhận những khuyết điểm của mình để làm tốt hơn trong lần sau. Thay đổi kế hoạch SMART của mình cụ thể hơn để hiện thực hoá mục tiêu. Nhìn lại quá trình này, có lẽ đoạn kết của bài đặt mục tiêu trên cũng là lời động viên mình dành cho bản thân lúc đó. Nếu kết quả hoặc quá trình các bạn thực hiện không được như mong muốn. It is okay. Đừng tự làm khó mình. Mà hãy lạc quan hơn khi mình nhận ra mình sẽ tiến bộ hơn sau mỗi trải nghiệm thực tế.”

Vượt khó

Kiên trì. Quyết tâm. Tinh thần tích cực. Và một người đồng hành cổ vũ, tin tưởng. Có lẽ là một trong những yếu tố chính đã giúp mình vượt qua những lúc khó khăn, tưởng chừng đã phải bỏ cuộc trong hành trình này.

Bài thi đầu tiên của mình vào tháng 4/2021 và mãaaaaaaaiiiiiii đến tháng 6/2022 mình đã đậu được 1 bài. AUD. Tiếp theo sau 3 lần thi nữa đến tháng 11/2022 mình đậu bài thứ hai – REG. Bài thứ 3 – BEC mình đậu ngay lần đầu tiên thi. Đây là bài duy nhất mình thi 1 lần. Bài thi cuối cùng vào cuối tháng 5/2023. FAR. Là bài thi khó nhất. Mình bắt đầu với bài thi này, và cũng là bài cuối cùng mình kết thúc trong hành trình.

Tấm hình dưới đây (hình gốc – không hề có hiệu ứng) là lúc mình kết thúc bài thi cuối cùng. Mặc dù chưa biết kết quả thi lúc đó. Nhưng mình đã rất nhẹ lòng và hài lòng với bài thi của mình. Hôm đó mình đã phải lái xe hơn 1 tiếng qua tiểu bang khác để thi. Một người đã luôn tin tưởng, đồng hành cổ vũ mình đã đi theo ngày hôm đó. Chờ đợi ở ngoài xe hơn 4 tiếng đồng hồ.

Bài học trải nghiệm trong hành trình

  • No pain, no gain: không gian nan, đau khổ, sẽ không tiến bộ. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
  • Never give up: Không bao giờ bỏ cuộc.
  • Cảm nhận được câu nói: cuộc sống là một hành trình, không phải đích đến. “Life is a journey, not a destination”
  • Celebrate everything with gratitude. Ăn mừng mọi thứ với lòng biết ơn.
  • Hiểu phương pháp học của bản thân. Mỗi người sẽ có một cách học khác nhau. Hãy tìm ra cách học tối ưu nhất của mình. Không so sánh với người khác. Và đặc biệt không được suy nghĩ thiếu tích cực.

Luật thi và kết quả

Tuỳ mỗi tiểu bang mà tín chỉ học và thời gian để bạn đủ điều kiện thi CPA khác nhau. Mình ở Connecticut, nên mình nói luật ở đây.

Để dự thi, bạn cần 120 tín chỉ. Trong đó:

  • 24 về kế toán
  • 22 về kinh tế, doanh nghiệp, tài chính
  • 60 về general education (những lớp đại học thường học)
  • 14 về bất cứ lớp nào ở bậc cao đẳng, đại học

Để đủ tiêu chuẩn xin giấy phép hành nghề, bạn cần 150 tín chỉ.

  • 36 về kế toán
  • 30 về kinh tế, doanh nghiệp, tài chính
  • 60 về general education (những lớp đại học thường học)
  • 14 về bất cứ lớp nào ở bậc cao đẳng, đại học

Có 4 phần thi FAR, AUD, REG, BEC. Mỗi bài thi: 4 tiếng. Trong vòng 18 tháng từ lúc bạn thi đậu bài đầu tiên, bạn phải thi đậu 3 phần kia. Nếu không, kết quả của phần thi trước sẽ hết hạn. Hiện tại, luật mới nhất sẽ được áp dụng vào ngày 1 tháng 7 năm 2023 trở đi là 30 tháng. Nhưng luật này không áp dụng với mình vì mình bắt đầu thi tháng 4 năm 2021.

Auditing & Attestation (AUD)

Regulation (REG)

Business Environment & Concepts (BEC)

Financial Accounting & Reporting (FAR)

Screenshots

Dưới đây là screenshot mình chụp lại về bài viết mình chia sẻ trên nhóm học BECKER, một trong những cộng đồng lớn và lâu đời nhất về luyện thi CPA trên toàn nước Mỹ.

1 thought on “BeU 22: Cột mốc 105 – passing CPA exams”

  1. Pingback: Tổng Kết 2023 - Úheo Tung Tăng

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *